Trong cuộc đời bạn sẽ có những lúc gặp phải tình trạng khó xử khi hơi thở bỗng dưng có mùi hôi khó chịu. Hôi miệng làm bạn mất tự tin và vô cùng ngại ngùng khi phải giao tiếp với người đối diện. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Uống rượu bia vào ban đêm
Uống một chút bia, hay rượu và nhâm nhi vài món ăn vặt hay trái cây sẽ giúp bạn thấy thoải thoái, vui vẻ. Tuy nhiên, hậu quả bạn sẽ đón nhận chính là chứng hôi miệng vào sáng hôm sau.
Đặc biệt nếu như bạn uống rượu thì tìn trạng này càng nghiêm trọng. Bởi vì rượu sẽ làm khô miệng. Chính là lúc nước bọt – chất làm sạch miệng tự nhiên – không được tiết ra đầy đủ. Khi ấy vi khuẩn sẽ phát triển gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Với một số loại nước uống có caffeine hay thức ăn cay hoặc thuốc lá cũng gây ra tình trạng tương tự.
2. Mặt trên của lưỡi không được vệ sinh
Các vi khuẩn trong cổ họng, bên dưới lưỡi và trên lưỡi phá vỡ các liên kết protein trong miệng của bạn. Khi đó chúng sẽ tiết ra các hợp chất lưu huỳnh bốc mùi hôi thối. Trong miệng của bạn luôn có vô số các loại vi khuẩn. Trong đó có các loại tạo mùi trung tính, hay tạo mùi hôi thối…
3. Chế độ ăn kiêng
Các bạn đang ăn kiêng để giảm cân thường cố gắng giảm thực phẩm có đường và tinh bột. Đồng thời bắt cơ thể cung cấp năng lượng cho não và cơ quan khác bằng chất béo dự trữ. Trong quá trình này, cơ thể của bạn sẽ giải phóng ra hợp chất ketone. Và khi bạn thở, mùi này sẽ tỏa ra như mùi acetone – là mùi dung dịch tẩy sơn móng tay.
4. Cảm lạnh và viêm xoang
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cảm lạnh và viêm xoang lại là nguyên nhân gây chứng hôi miệng. Thật tế, đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây hôi ở miệng. Mà khi bị viêm nhiễm ở vùng này sẽ tạo ra mùi hôi thoát ra ngoài qua miệng.
Hoặc dù cho không nhiễm khuẩn nhưng với những trường hợp nghẹt mũi mãn tính, hay thở bằng miệng sẽ làm khô miệng. Đây chính là nguyên nhân gây chứng hôi miệng ở đối tượng này.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Khi bạn điều trị một số bệnh lý ở cơ thể sẽ cần dùng đến thuốc. Và trong số đó sẽ có các thuốc sinh ra tác dụng phụ gây ức chế tiết nước bọt. Như vậy miệng bạn sẽ trở nên khô và chứng hôi miệng xuất hiện.
6. Răng nứt mẻ hay trám cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
- Một lí do không thể bỏ sót khiến miệng bạn có mùi hôi khó chịu chính là tình trạng răng nứt bể vỡ mà không điều trị. Ở những vùng hư tổn đó, vi khuẩn sẽ phát triển.
- Hoặc ngay cả khi răng sâu đã điều trị. Nhưng tại các vị trí trám răng bị hở và vi khuẩn bám vào sinh sôi phát triển. Cũng là nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi.
Phòng tránh hôi miệng như thế nào?
Việc răng miệng được vệ sinh sạch sẽ phòng ngừa được tình trạng hôi miệng. Do đó, bạn nên:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng 2 lần/ngày và dùng nước súc miệng.
- Sử dụng máy tăm nước để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên bề mặt răng kết hợp cùng với bàn chải điện để tối ưu quá trình chăm sóc răng miệng đạt hiệu quả nhất.
- Cần khám răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra và chẩn đoán khi răng gặp vấn đề.
- Cạo lưỡi hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
- Uống nhiều nước, đặc biệt trước khi đi ngủ để tránh khô miệng khi ngủ dậy.
Kết hợp sử dụng máy tăm nước Dentalcare Pro.s400 và bàn chải điện Dentalcare Pro.M1 giúp đánh bay mảng bám làm giảm nguy cơ gây hôi miệng.