Răng của trẻ em về cơ bản thì có lớp men và ngà răng tương đối mỏng, mức độ canxi hóa thấp và khá nhạy cảm, đồng thời kết hợp với việc các bé chưa vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều đồ ngọt, do đó sẽ gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ.
1. Sâu răng
Ban đầu là các lỗ sâu nhỏ gây nên các cơn đau khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, mặn. Khi không phát hiện và sớm điều trị, lâu dần sâu răng ăn sâu vào ngà răng và đến buồng tủy, gây viêm tủy răng. Ở trẻ em lớp men răng và ngà răng mỏng, độ canxi hóa thấp nên rất dễ tổn thương men răng, mòn men răng. Khi bé bị sâu răng hoặc mòn men răng lâu ngày có thể làm cho răng mủn, dễ mục và vỡ dần đên khi còn chân răng.
2. Viêm tủy răng
Đây cũng là tình trạng cực kỳ phổ biến. Viêm tủy răng gây nên các cơn đau dai dẳng tự phát nặng hơn là kèm sốt, quấy. Viêm tủy nếu không điều trị sớm sẽ làm hư tủy (tủy hoại tử), gây mục, vỡ răng từng mảng đến khi chỉ còn chân răng, dẫn đến nguy cơ hình thành áp xe chân răng.
3. Rụng răng sữa sớm
Sâu răng, viêm tủy, sún răng đều dẫn đến việc bé dễ mất răng sữa sớm. Khi mất răng sữa sớm sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai và dinh dưỡng của bé. Đặc biệt, có thể dẫn đến răng vĩnh viên mọc bất thường: không có mầm răng (răng không mọc), răng mọc lệch lạc, lệch khớp cắn,...
4. Viêm nướu răng
Chúng ta thường cho rằng tình trạng viêm nướu răng chỉ gặp phải ở người lớn. Nhưng thực tế, viêm nướu lại khá phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nướu sưng to và chảy máu khi bé chải răng hay ăn thức ăn cấn vào phần nướu đó.
Bệnh viêm nướu dễ xảy ra ở những trẻ vệ sinh răng miệng kém. Và đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tụt nướu, đau răng.
Một tin đáng mừng là chúng ta có thể phòng tránh tình trạng này chỉ với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối sinh lý.
Trong một số tình huống khác, viêm nướu có thể do răng bé mọc khấp khểnh. Và việc làm sạch răng trở nên khó khăn hơn. Vì thế nướu dễ bị sưng viêm.
5. Chậm thay răng
Nguyên nhân có thể do răng sữa quá cứng chắc, chậm rụng hoặc do mô nướu dày, rụng răng sữa sớm hoặc không loại trừ nguyên nhân bé thiếu mầm răng, răng mọc ngầm.
6. Gãy răng
Ở lứa tuổi của các bé thì thường rất năng động và chuyện va chạm là không thể tránh khỏi.
Trường hợp khẩn cấp ở răng miệng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong khi các bé đang chơi thể thao, hay vui chơi cùng bạn bè. Hoặc té ngã khi đang di chuyển. Kết quả của những tình huống này sẽ là gãy răng, nứt răng hay mất răng.
Vậy cần phải làm gì để cải thiện các vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ nhỏ?
Các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình có sức khỏe tốt. Và mong muốn về sức khỏe răng miệng cũng vậy, các vấn đề răng miệng phổ biến ở trẻ thường gặp ở mọi lứa tuổi. Từ khi bắt đầu có chiếc răng đầu tiên đến khi có bộ răng vĩnh viễn hoàn chỉnh. Chính vì vậy, chủ động chăm sóc và phòng ngừa là rất quan trọng.
Phần lớn các bé nhỏ đều không mấy thành thạo việc đánh răng, nếu phụ huynh không giám sát thì có thể việc làm sạch răng miệng sẽ không có hiệu quả.
Trẻ em thì lại rất thích ăn đồ ngọt, các mảng bám tích tụ nhiều, axit trong mảng bám ăn mòn men răng kết hợp với việc đánh răng không kỹ thì bé bị sâu răng sẽ là điều hiển nhiên.
Phụ huynh nên giám sát và giúp con chải răng sạch sẽ cho đến khi bé hoàn toàn tự làm chủ được việc này, có thể dùng bàn chải điện trẻ em để hỗ trợ trẻ trong việc loại bỏ mảng bám và thức ăn một cách hiệu quả mà còn bảo vệ men răng và nướu. Tạo thói quen cho bé khám răng định kỳ 6 tháng/ lần tại các nha khoa quen thuộc.
Nếu chẳng may bé có răng sâu, thì nên điều trị để giúp bảo tồn các răng còn lại.
Sử dụng bàn chải điện trẻ em Sonic S4 giúp làm sạch và còn khuyến khích thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm cho các bé.