logo

DENTIST-MEDICAL-EQUIMENT-PHARMA

Điện thoại: +(84) 817988668
Email: info@sannhakhoa5a.com

Tình trạng khô miệng có đáng sợ không?

Khô miệng là tình trạng hoạt động của hệ bài tiết nước bọt kém khiến lượng nước bọt tiết ra ít, khiến miệng luôn khô khốc, có mùi hôi khó chịu và dù uống nước cũng không cải thiện tốt. Vậy khô miệng là bệnh lý hay do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt? Khô miệng có gây nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào?

1. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng khô miệng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động đến hoạt động bài tiết của tuyến nước bọt dẫn đến tình trạng khô miệng. Đôi khi nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc sức khỏe răng miệng, nguy hiểm hơn là bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe của cơ thể.

Khô miệng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng

1.1. Khô miệng do bệnh lý tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, xuất hiện sỏi tuyến nước bọt hoặc mắc bệnh tự miễn đều ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và cung cấp nước bọt của cơ quan này. Đa phần nguyên nhân gây bệnh lý tuyến nước bọt là các tác nhân vi sinh vật như nấm, vi trùng làm phá hủy từ từ mô tuyến nước bọt.

1.2. Khô miệng do bệnh lý cơ thể

Khô miệng có thể xảy ra do các vấn đề sức khỏe như: xuất huyết, cơ thể mất nước, đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy, nôn mửa, tiêu tiện nhiều lần, suy tim, đái tháo đường hoặc hội chứng tăng ure m

Những bệnh lý cơ thể này thường gây nhiều triệu chứng sức khỏe điển hình khác, khô miệng chỉ là triệu chứng bệnh không đặc trưng. Vì thế việc chẩn đoán tìm nguyên nhân gây khô miệng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý từng hoặc đang mắc phải,…

1.3. Khô miệng do tác dụng phụ của thuốc

Cụ thể, các nhóm thuốc sau thường là nguyên nhân dẫn đến chứng khô miệng: Thuốc hạ áp, thuốc an thần. thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh,...

Sử dụng thuốc càng dài với liều lượng càng cao thì tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thuốc điều trị chứng mất ngủ có thể khiến cơ thể mất nước và gây ra tình trạng khô miệng đến nứt nẻ xảy ra vào buổi sáng.

1.4. Khô miệng do điều trị hóa trị liệu

Tình trạng khô miệng xuất hiện có thể là tác dụng phụ của bệnh nhân điều trị bằng hóa trị liệu trong bệnh lý ung thư. 

Nếu tình trạng khô miệng không liên tục và thường xuyên, nguyên nhân hầu hết do thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi chưa tốt như: uống rượu vào buổi tối, thói quen thở bằng miệng khi ngủ, tình trạng ngạt mũi, không khí lạnh và khô, bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp,…

2. Tình trạng khô miệng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Khô miệng
Khô miệng dẫn đến tình trạng lở loét trong miệng

2.1. Chứng khô miệng làm giảm sức khỏe răng miệng

Dấu hiệu khô miệng rất dễ nhận biết qua cảm giác khó chịu, khô ở niêm mạc miệng và họng, làm giảm hoặc mất vị giác. Đôi khi khô miệng nghiêm trọng sẽ dẫn đến đắng miệng, gây cảm giác nóng rát trong miệng và họng. Khô miệng kích thích cảm giác khát thường xuyên, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hoạt động nhai, nuốt, nói chuyện hàng ngày.

2.2. Khô miệng nghiêm trọng sẽ đi kèm với lở loét trong miệng

Khi tình trạng khô miệng nghiêm trọng triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải sẽ nặng hơn như: teo, nứt niêm mạc, chảy máu, lở loét trong miệng, nứt môi hoặc xuất hiện vết loét, tách da ở các góc của miệng. Khô miệng do thiếu nước tạm thời sẽ cải thiện triệu chứng nhanh chóng khi cơ thể được bổ sung nước. Tuy nhiên khô miệng kéo dài, liên tục xảy ra dù bạn đã uống đủ nước thì có thể là do nguyên nhân bệnh lý cần điều trị.

3. Chữa khô miệng như thế nào cho hiệu quả?

Việc tìm ra nguyên nhân là điều quan trọng để chữa chứng khô miệng, nếu do bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tuyến nước bọt thì cần điều trị tích cực. Cơ thể mất nước có thể bù nước và dịch khoáng để cải thiện triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, các biện pháp đơn giản sau được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cải thiện tình trạng khô miệng khá tốt:

khô miệng
Bổ sung nước ép cho cơ thể để giảm tình trạng khô miệng
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

  • Uống nhiều nước.

  • Tập thói quen thở bằng mũi kể cả trong sinh hoạt hàng ngày lẫn khi ngủ.

  • Điều trị chứng ngáy vào ban đêm hoặc ngủ mở miệng.

Nhìn chung, tình trạng khô miệng thường không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm, song điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như giúp hoạt động giao tiếp, ăn uống hàng ngày diễn ra thuận lợi hơn.