Răng khôn không có ý nghĩa gì đối với chức năng nhai bởi hàm có 28 chiếc răng đã đủ để con người ăn uống. Hơn nữa, răng không có tác dụng thẫm mỹ nào cả do nằm sâu bên trong hàm và thường mọc xô lệch mất thẩm mỹ thậm chí gây tổn thương cho những chiếc răng lân cận, cũng như gây nguy cơ cao về viêm nướu, sâu răng… Vậy có nên nhổ răng khôn không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn là những chiếc răng mọc ở phía trong cùng của hai hàm răng, khi mà xương hàm của chúng ta đã ngừng phát triển. Thông thường, răng số 8 (răng khôn) thường bắt đầu phát triển ở những người từ 17 - 25 tuổi, tuy nhiên vẫn có một số người mọc răng khôn ở giai đoạn độ tuổi khác. Theo đó, sẽ có 4 chiếc răng khôn ở mỗi người chúng ta với mỗi hàm 2 chiếc.
Do răng khôn mọc sau cùng mà vòm miệng của con người thì thường sẽ không có đủ chỗ để chúng mọc một cách bình thường. Do đó, răng khôn sẽ mọc lệch đi, xô đẩy lẫn nhau, chen chỗ của các răng khác, dẫn đến sưng, đau đớn. Đã có rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch mà không có sự can thiệp kịp thời của nha sĩ, khiến phần nướu của răng bị sưng tấy, gây tích đọng thức ăn dẫn đến hôi miệng, viêm nướu...
2. Tác dụng của răng khôn?
Gọi là răng khôn bởi chúng thường mọc khi con người đã trưởng thành, ở độ tuổi khôn lớn, có thể tự nhận thức mọi thứ. Do xuất hiện muộn, phải trải quá trình mọc chân răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể bắt đầu nhú lên khỏi lợi. Rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái. Vì lẽ đó, nhiều người cho rằng răng khôn gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai.
Thậm chí, răng khôn còn được coi là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại rất nhiều phiền toái và đau đớn. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn.
Không những không có tác dụng và mang ý nghĩa gì đặc biệt gì mà mọc răng khôn còn gây hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình mọc răng khôn bao giờ cũng gây những cơn đau nhức khó chịu hơn là mọc những răng khác.
Những biến chứng như: viêm nhiễm, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến bệnh nhân sưng, đau nhức trong miệng nên không thể nhai thức ăn.
Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn mọc kéo dài mà không khám hay can thiệp kịp thời sẽ gây phá hủy xương xung quanh chiếc răng này, điều tệ hại hơn là dễ làm xô cả hàm răng còn lại.
3. Có nên nhổ bỏ răng khôn?
Không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ, và không phải tất cả răng khôn đều phải nhổ. Tùy trường hợp chúng ta nên nhổ hay nên giữ lại:
3.1. Trường hợp răng khôn nên nhổ
-
Răng khôn mọc lệch dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.
-
Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng khôn.
-
Răng khôn mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.
-
Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.
-
Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.
-
Viêm nha chu hoặc răng bị sâu.
-
Răng khôn bị dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.
3.2. Trường hợp răng khôn không nên nhổ
-
Răng khôn mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.
-
Răng khôn xuất hiện không làm hỏng răng cạnh nó.
-
Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.
-
Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,...
-
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh..
Người bệnh thường cảm thấy khó khăn trong việc quyết định có nên nhổ bỏ răng khôn hay không. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng của chiếc răng khôn của mình để được tư vấn một cách chuẩn xác.