logo

DENTIST-MEDICAL-EQUIMENT-PHARMA

Điện thoại: +(84) 817988668
Email: info@sannhakhoa5a.com

Khi mang thai mẹ bầu có nên nhổ răng?

 

Việc chăm sóc răng miệng rất cần thiết dù ở giai đoạn nào, đặc biệt khi mang thai chính là giai đoạn quan trọng phải theo dõi và kiểm soát sức khỏe răng miệng kĩ càng. Có rất nhiều thai phụ bị sâu răng làm cho đau nhức, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sự phá triển của thai nhi. Đau răng là tình trạng không mẹ bầu nào muốn gặp phải trong suốt thai kì.  Có nên nhổ răng khi mang thai không? Là một câu hỏi cần có lời giải đáp. Vì vậy, chứng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời nhé.

Nguyên mang mắc bệnh răng miệng nhiều hơn bình thường khi mang thai?

Trong giai đoạn mang thai, không chỉ vóc dáng của bạn bắt đầu thay đổi, mà thêm vào đó là sự gia tăng của các hormone sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Chúng khiến cho nướu bạn dễ viêm, sưng hơn.

Lượng canxi có trong cơ thể mẹ bầu luôn luôn thay đổi liên tục, do thai nhi cần phải sử dụng để phát triển hệ xương. Nếu không bổ sung đầy đủ canxi sẽ khiến xương hàm của thai phụ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, trong gia đoạn này lượng nước bọt tiết ra ít hơn bình thường nên không thể góp phần ngăn chặn sâu răng.

nhổ răng khi mang thai
Mẹ bầu có nên nhổ răng khi mang thai hay không

Vậy mẹ bầu có nên nhổ răng trong gia đoạn này hay không?

Thai phụ có thể nhổ răng nếu không thể chữa duy trì. Đây là lựa chọn cuối cùng của nha sĩ.

Vì nếu để răng bị tổn hại nghiêm trọng, gây viêm nhiễm nặng, sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai phụ hơn nữa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Thời điểm có thể nhổ răng thì sẽ phụ thuộc vào khả năng chữa duy trì hay tốc độ hư hại của răng.

Có thể áp dụng giải pháp trong tam cá nguyệt thứ 2, hoặc bất cứ khi nào mà bác sĩ đánh giá là khẩn cấp.

Liệu có an toàn khi nhổ răng lúc mang thai?

Nếu đã có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa cần phải nhổ răng, thì chắc chắn các nha sĩ sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ tốt nhất cho mẹ bầu.

Những lưu ý khi cần nhổ răng:

  • Tia X-quang: tuy X-quang nha khoa được đánh giá an toàn với cơ thể chúng ta. Và nếu chỉ chụp 1 - 2 lần thì lượng phóng xạ không đủ cao để có thể gây ra bất kì ảnh hưởng nào đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chúng trong 3 tháng đầu của thai kì. Trừ trường hợp cần phải chẩn đoán qua hình ảnh để xử lý răng hiệu quả trong các ca khẩn cấp.
  • Thuốc uống: thai phụ vẫn có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Vì hiện nay, vẫn có nhiều loại thuốc an toàn cho phụ nữ đang mang thai.
  • Thuốc gây tê: khi nhổ răng chắc chắn sẽ cần dùng thuốc gây tê. Thai phụ cần phải báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh lý, tình trạng thai kì để bác sĩ có thể dùng loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp.

Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt trong thai kì là việc làm đúng đắng góp phần bảo vệ thai nhi khỏe mạnh an toàn

Mẹ bầu cần tập thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, kết hợp kem đánh răng có bổ sung florua.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảnh thừa của thức ăn còn sót lại ở kẽ răng.
  • Có thể dùng thêm nước muối sinh lý để súc miệng giúp làm sạch khoang miệng tối đa, giảm sưng viêm nướu.
  • Nên tránh đánh răng ngay sau khi nôn nghén. Vì dịch acid trong dạ dày vừa phun ra có thể làm mềm men răng, và bạn lại dùng bàn chải ngay lúc đó sẽ làm mòn men răng nhé. Tốt nhất là súc miệng với nước, và đánh răng sau 20-30 phút là hợp lý.
  • Nên thăm khám nha khoa định kì, lấy vôi răng, xử lý sâu răng trước khi có ý định mang thai. Thăm khám loại bỏ cao răng vào tam cá nguyệt thứ 2. Hoặc bất cứ khi nào bạn phát hiện dấu hiệu lạ ở răng miệng thì vẫn có thể đến nha khoa để bác sĩ điều trị nhé.